Liệt chân là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của gà và cũng là một trong những nỗi lo lắng đặc biệt của các hộ nông dân chăn nuôi. Vậy nguyên nhân do đâu, cách chữa gà bị liệt chân là như thế nào? Mời quý bà con cùng tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất về căn bệnh này nhé!
1. Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh gà bị liệt chân, chân yếu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Một số trường hợp thường đến từ nguyên nhân di truyền. Số khác xảy ra vì triệu chứng của một số bệnh thường gặp ở gà như:
Quá trình ấp nở kém
Triệu chứng: Chân gà bị khoèo, dị tật, thậm chí bị liệt do gà có mầm bệnh từ trong trứng hoặc quá trình ấp nở kém.
>>> Xem thêm: Máy ép thức ăn dạng viên phục vụ chăn nuôi gà hiệu quả nhất
Thiếu canxi hoặc loãng xương
Triệu chứng: Gà bị run rẩy, co giật, đi lại không bình thường, cấu trúc xương phần chân phát triển bất thường và không vững chắc như những con bình thường.
Viêm da, bàn chân
Triệu chứng: Ở phần bàn chân gà sẽ bị loét da, thậm chí là hoại tử.
Bệnh Perosis
Triệu chứng: Chân sẽ sưng to và cánh, chân đều bị ngắn đi bất thường. Đây là biểu hiện rất dễ nhận ra khi quan sát bằng mắt thường.
2. Hậu quả
Gà trở nên ủ rũ, chán ăn, do đó trọng lượng sụt giảm nghiêm trọng và thậm chí sẽ chết do sức khỏe giảm sút. Điều này gây tổn thất về mặt kinh tế vô cùng to lớn vì tình trạng trên làm gia tăng tỉ lệ tử vong, giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm tốc độ tăng trưởng trên đàn gia cầm.
3. Cách chữa trị
Chúng tôi đã liệt kê một số nguyên nhân có để dẫn đến căn bệnh đáng báo động này. Vì vậy, bà con cần học cách chữa gà bị liệt chân để khắc phục tình trạng này hiệu quả hơn.
- Trước khi ấp gà, bà con cần xem trứng gà kỹ lưỡng và ấp gà đúng quy trình kĩ thuật để đảm bảo tỉ lệ gà bị liệt thấp nhất.
- Với trường hợp thiếu canxi hoặc loãng xương, bà con cần phải bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho gà. Nếu gà đứng và đi 2 chân run rẩy, nhớ thêm thuốc viêm khớp của người cho gà.
- Nếu phát hiện da hay chân gà có biểu hiện bất thường, bà con cần ngay lập tức có chế độ chăm sóc riêng biệt phù hợp. Chú ý bổ sung men sống và Biotin vào khẩu phần ăn của gà. Đồng thời giảm độ ẩm, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và hạn chế để gà tiếp xúc với nước hết mức có thể.
- Quan sát đàn gà hằng ngày. Khi thấy gà có triệu chứng giống bệnh Perosis được nêu ra ở trên bà con cần bổ sung thêm Mangan và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà.
Lưu ý: Trong đàn gà con nếu phát hiện tình trạng liệt chân thì cần cách ly gà để tránh bị gà khỏe mạnh dẫm đạp lên. Bà con cũng đừng vội cho gà dùng các loại thuốc kháng sinh, nếu thuốc có hàm lượng hoặc thành phần kháng sinh trong đó thì gà sẽ chết nhanh hơn và không thể cứu được.
Nếu bà con ứng dụng kịp thời những cách chữa gà bị liệt chân mà chúng tôi đã chia sẻ, quá trình trị bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, không để lại di chứng, đảm bảo sức khỏe cho gà tốt nhất. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé.