Chia sẻ bí quyết: cách nuôi gà mau sung chỉ với những bước đơn giản nhất

Cách nuôi gà mau sung – Tuyệt chiêu chăm sóc gà chọi hay nhất

Luyện gà chọi là một công việc cũng là thú vui rất phổ biến của các sư kê. Đối với các sư kê lâu năm, việc chăm sóc gà chiến không quá khó. Thế nhưng, với những người mới bắt đầu thi khá khó khăn. Cùng tìm hiểu cách nuôi gà mau sung chỉ với những bước đơn giản dưới đây nhé.

1. Chế độ dinh dưỡng

Để có sức đáp ứng được chế độ luyện tấp tốt, cần cung cấp cho gà khẩu phần ăn dinh dưỡng đầy đủ. Thức ăn cho gà bao gồm các loại thực phẩm giàu đạm như lúa, thóc, rau xanh, và sâu super worm. Khẩu phần ăn cho gà con mới tách mẹ gồm: 

  • 20% là cám gạo
  • 30% lúa, thóc đã được đãi sạch
  • 20% Cá tươi đã được nấu chín và lọc xương
  • 30% là rau muống và giá đỗ, xà lách.

Khẩu phần cho gà đá trong giai đoạn luyện tập và trước khi thi đấu

  • Thóc, lúa đãi sạch: 0.25kg
  • Rau xanh (muống, xà lách, giá đỗ): 0.1kg
  • Sâu super worm hoặc dế: khoảng 10 con
  • Thịt bò: 0.1kg
  • Lươn trạch nhỏ hoặc cá chép: 0.1kg
  • Một số loại vitamin C, K, B1, B12…

Tuy nhiên, nên bổ sung thêm cho gà các loại cám dinh dưỡng để gà phát triển tốt. Các loại cám này, người chăn nuôi có thể mua tại các cửa hàng hoặc tự chế biến tại nhà. Khuyến khích nên tự chế biến cám viên cho gà tại nhà để đảm bảo an toàn và chất lượng cám, tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, đây cũng là cách tiết kiệm chi phí mua cám ngoài với giá cao, biến động thất thường, ảnh hưởng đến chất lượng.

>>> Xem thêm: Sử dụng máy ép cám viên mini giá rẻ chế biến thức ăn cho gà chọi.

2. Chế độ luyện tập cho gà mau sung

Gà hay chưa hẳn là yếu tố quyết định tạo nên một chiến binh tốt. Một yếu tố quan trọng đó là cách luyện tập đúng kỹ thuật, người chủ phải huấn luyện đúng cách để gia tăng sức mạnh, tăng cường kỹ năng, tạo nên sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể gà.

Các bài tập cho gà đá sẽ được huấn luyện từ cơ bán đến nâng cao, tần suất tập luyện cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn như sau:

  • Các kỳ vần gà chọi (4 kỳ vần đòn và 3 kỳ vần hơi)
  • Cho gà chạy bội
  • Om bóp nghệ
  • Quần sương
  • Dầm cán

Khi nuôi gà đá, người nuôi không nên nhốt gà trong lồng, trong bội quá lâu sẽ làm cho gà bị mất đi sự dẻo dai và bền bỉ, di chuyển cũng không còn linh hoạt.

Với những bí quyết chia sẻ đến người chăn nuôi gà chọi trong bài viết này, tin chắc rằng sẽ giúp người nuôi hình dung được những điều cơ bản về cách nuôi gà mau sung, huấn luyện được một chiến binh oai vệ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *