Cập nhập những thách thức trong ngành chăn nuôi Việt Nam

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-1

Không chỉ không đạt được hiệu quả tốt và không có sự phát triển vượt bậc mà trong năm nay ngành chăn nuôi của Việt Nam đã có những thụt lùi lớn bởi những khó khăn và thách thức của ngành.

Vậy những thách thức trong ngành chăn nuôi Việt Nam là gì mà khiến nền kinh tế giảm thiểu như thế thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của daihocnongnghiep.com nhé!

Năng suất chăn nuôi thấp

Hiện nay những hộ gia đình chăn nuôi đặc biệt là lợn khá chao đảo khi mà giá lợn xuống thấp một cách trầm trọng làm ảnh hưởng đến kinh tế nghiêm trọng khiến cho nhiều hộ gia đình phá sản vì đầu tư quá nhiều.

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-1

Vì thế mà một trong những thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam là năng suất chăn nuôi thấp dẫn đến những tình trạng như: trọng lượng xuất chuồng chưa cao, kéo dài thời gian chăn nuôi, tốn kém chi phí thức ăn và nguồn thu không ổn định.

Giá thức ăn chăn nuôi cao

Giá của thức ăn chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn những nước khác trong khu vực vì thế mà nó cũng là một trong những thách thức. Khi giá thức ăn chăn nuôi bất thường không ngừng làm ảnh hưởng đến người chăn nuôi khiến họ đứng trước nguy cơ chăn nuôi không thuận lợi.

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-2
Giá thức ăn chăn nuôi cao

Bên cạnh đó thì khi giá thức ăn chăn nuôi cao dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng, làm cho người tiêu thụ ít đi cũng làm ảnh hưởng lượng tiêu thụ.

Chất lượng của thức ăn không đảm bảo

Khi giá thức ăn cao những nhà máy xí nghiệp muốn có những lợi nhuận cao hơn cho chính họ thì họ sẽ áp dụng những hình thức chế biến thức ăn thiếu chất lượng và không kiểm soát chất lượng.

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-3
Cần đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi

Nhiều mặt hàng thức ăn chuôi nuôi giả xuất hiện nhiều trên thị trường hay các đơn vị sản xuất không tuân thủ theo những quy định đã ban hành khiến chất lượng của sản phẩm không được đảm bảo.

Những mối đe dọa về bệnh dịch

Việt Nam là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm chính vì thế đó là nơi xuất phát nhiều bệnh dịch và những bệnh dịch đó có tính chất lan truyền khá rộng như: dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tiêu chảy, tụ huyết trùng,…

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-5
Tiêm phòng để phòng chống dịch bệnh

Mặc dù chính phủ cũng đã can thiệp vào và hỗ trợ các loại vecxin phòng tránh thế nhưng việc triển khai chưa đồng bộ và hệ thống dịch vụ thú y còn kém nên việc phòng tránh vẫn chưa có hiệu quả cao.

Nguồn thức ăn bị thiếu hụt

Theo những báo cáo thông kê qua những năm qua chúng ta đã nhập từ nước ngoài 30-40% nguyên liệu ngô, 80% dầu đậu tương, 50% bột cá và nhiều thức ăn có nguồn gốc bổ sung vitamin, khoáng chất, các axitamin tổng hợp.

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-6

Do thiếu hụt nguồn thức ăn trầm trọng nên phải nhập khẩu khá nhiều thì các nước khác nên dẫn đến giá cả của các loại thức ăn chăn nuôi cao là thách thức lớn đối với người chăn nuôi.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn

Cũng theo như các nguồn báo cáo thì nhu cầu sử dụng các sản phẩn từ chăn nuôi của nước ta khá cao tuy nhiên người bán vẫn chịu lỗ mà người mà vẫn phải mua giá cao. Thế nguyên do là đâu? Sự chênh lệch đó thì người trung gian được hưởng lợi.

nhung-thach-thuc-trong-nganh-chan-nuoi-viet-nam-7
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn

Ngoài ra nếu muốn sản phẩm cạnh tranh được với các nước trong khu vực thì các sản phẩm phải đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng thế nhưng thực tế ngành chăn nuôi của nước ta còn rất nhiều hạn chế vì thế chưa có khả năng đưa các sản phẩm tiến xa hơn trên thị trường thế giới.

>>Xem thêm:

Trên đây là những thách thức trong ngành chăn nuôi Việt Nam, nó làm cản trở con đường phát triển của ngành chăn nuôi khiến cho ngành chăn nuôi vần dậm chân tại chỗ và còn có nguy cơ thụt lùi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *