Dầm cầu trục và những điều bạn cần biết

Cầu trục có tên gọi tiếng anh là overhead Crane. Là một trong những thiết bị nâng – hạ gồm hai chuyển động chính là ngang – dọc và lên – xuống, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng. Vậy dầm cầu trục là gì? Nguyên lý hoạt động của cầu trục và dầm cầu trục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Trả lời câu hỏi dầm cầu trục là gì?

Dầm cầu trục là một trong số những bộ phận chính của cầu trục. Dầm cầu trục còn được gọi là dầm chính – phần thép của cầu trục được thiết kế theo dạng hình chữ H hay chữ L, dạng đúc hình hộp. Dầm cầu trục thường sẽ được làm bằng thép tâm chuyên dụng, tổ hợp để tạo hình hoặc thép hình được cán nóng. Thường thì mỗi loại dầm cầu trục sẽ có những kích thước chiều dài, chiều rộng khác nhau nhằm chịu tải trọng khác nhau. Thường thì phụ thuộc mỗi tải trọng khác nhau, dầm cầu trục có mặt tiết diện cũng sẽ khác nhau.

Dầm cầu trục sẽ được chia làm 2 loại là dầm cầu trục đơn và dầm cầu trục kép.

Với dầm cầu trục đơn là loại chỉ có 1 dầm, có mặt cắt dạng hộp hoặc I. Thường sẽ dùng cho palang nâng hoặc hạ, di chuyển ở phía dưới của cánh dầm. Palang sẽ được treo và di chuyển ở phía dưới của dầm cầu trục.

Với dầm cầu trục đôi là loại 2 dầm, có kích thước bằng nhau, đặt song song với nhau và liên kết vuông góc nhờ bulong với dầm biên của cầu trục và sẽ chịu tải như nhau.

Dầm cầu trục và những điều bạn cần biết

Cấu tạo của dầm cầu trục như thế nào?

Vì dầm cầu trục có các loại khác nhau, nên cũng sẽ có cấu tạo khác nhau. Với dầm cầu trục đơn sẽ có cầu tạo như sau:

Dầm cầu trục sẽ có mặt cắt, dạng hộp, bên trong dầm có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng và ổn định cho dầm cầu. Để chế tạo dầm cầu trục cũng đòi hỏi rất yêu cầu rất cao về chuyên môn, trình độ tay nghề và thiết bị sản xuất tại xưởng phải đầy đủ, hiện đại. Dầm cầu trục đơn thiết kế mặt cắt dạng chữ I cần có gần tăng cứng ở cánh dưới của dầm khi I cán nóng chưa đảm bảo chịu tải.VViệc tạo hình dầm cũng đòi hỏi thẩm mỹ rất cao, tổ hợp, chấn tôn cũng phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt.

Dầm cầu trục đôi sẽ có mặt cắt tiết diện tương đối giống dầm cầu trục đơn. Quy trình chế tạo hai dầm cầu có kích thước giống nhau và yêu cầu một quy trình sản xuất khép kín. Dầm cầu trục đôi cho palang ngồi và di chuyển trên ray đặt trên đỉnh dầm. Vì thể để nhận biết sự khác nhau giữa dầm cầu trục đôi và đơn có thể dựa vào cách tổ hợp palang trên dầm.

Dầm cầu trục và những điều bạn cần biết

Những ưu điểm nổi bật mà dầm cầu trục mang lại

Dầm cầu trục thường được cấu tạo và thiết kế rất gọn nhẹ nhưng lại có khả năng hoạt động ổn định, hỗ trợ nâng – hạ thiết bị, hàng hóa có trọng lượng cao một cách hiệu quả. Trong các nhà xưởng, khu công nghiệp, dầm cầu trục được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn cả.

Bên cạnh đó, dầm cầu trục cũng không hề chiếm nhiều diện tích của không gian làm việc. Vì thế mà nếu sử dụng trong nhà xưởng cũng sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới không gian làm việc. Một ưu điểm nữa của dầm cầu trục là tốc độ làm việc rất nhanh. Dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc của người sử dụng một cách hiệu quả.

Cuối cùng, việc lắp đặt và sử dụng dầm cầu trục cũng không phải là điều khó khăn, ngược lại rất dễ dàng và nhanh chóng. Chính vì thế cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Không những thế, chế độ bảo dưỡng hoàn toàn được tối ưu và đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho quá trình làm việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách lựa chọn bộ ghế sopha cho các không gian khác nhau

>>> Thay mặt kính iPhone 11 uy tín ở đâu tại TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *