Những phương pháp chống rét cho mạ xuân

chong-ret-cho-ma-xuan-3

Thời gian gieo trồng mạ là thời gian có thời tiết giá rét chính vì thế mà những người dân thường lo lắng cho những luống mạ và họ cân có những biện pháp cần thiết để phòng chống rét cho mạ.

Chính vì thế mà bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cho nhà nông những phương pháp chống rét cho mạ xuân giúp cho mạ nảy mầm nhanh chóng theo kịp tiến độ cấy lúa.

Chọn đất gieo mạ và chuẩn bị giống

Chọn đất gieo mạ

Khi thực hiện chọn đất gieo mạ thì nên chọn những vùng đất tốt có chân ruộng cao, khuất gió, chủ động về nguồn nước bởi mạ non cần được tưới nước khá nhiều và cần đảm bảo làm sạch cỏ và những gốc rạ còn sót lại trên ruộng

Nên tạo những luống trồng mạ phẳng và có rãnh rộng và nên bót lót bằng phân chuồng

chong-ret-cho-ma-xuan-1
Chọn giống lúa phù hợp với từng vụ mùa

Chuẩn bị giống

Thường áp dụng cho cấy một sào lúa là từ 2-2.5kg lúa giống đối với lúa thuần còn với lúa lai thì từ 1-1.5kg

Đối với lúa thuần thì cần ngâm nước sach và ấm trong khoảng từ 36-38 giờ, vơi lúa lai thì cần ngâm khoảng từ 20-24 giờ thay nước chua 2-3 lần trong ngày. Sau khi thấy lúa trương mọng nước thì đem đi ủ

Lưu ý trước khi ủ thì cần phải đãi sạch nước chua và khi ủ cần giữ nhiệt ở khoảng 30-32 độ C, độ ẩm 85-90% và ủ cho đến khi mầm dài bằng một nửa hạt thóc, rễ dài bằng hạt thóc thì đem ra ruộng tiến hành quá trình gieo.

Gieo mạ

chong-ret-cho-ma-xuan-2

Đối với giống lúa lai thì nên gieo 1kg cho 15 – 18m2 dược mạ; đối với lúa thuần thì nên gieo 1kg cho 8 – 10m2. Nên chia mạ làm 2 – 3 phần để gieo đi gieo lại cho đều.

Lưu ý khi gieo mạ phải úp tay gieo chìm mộng mạ và nên chọn ngày có nhiệt độ trên 15 độ C để việc gieo đạt được hiệu quả hơn.

Cách  chăm sóc và phòng chống rét cho mạ

– Sau khi thực hiện gieo mạ xong thì cần phải đảm bảo đủ độ ẩm cho mạ bằng cách giữ nước dưới rãnh luống mạ

chong-ret-cho-ma-xuan-3

– Sử dụng nilon để làm mái che cho mạ, có thể làm theo hình vòm cung ngang luống mạ. Và khi thực hiện cách phòng tránh này thì cũng cần lưu ý khi nhiệt độ ngoài trời tăng lớn hơn 15 độ C và có nắng thì cần mở hai đầu túi nilon để thoát hơi nước và giúp mạ quang hợp nhé!

– Sử dụng tro bếp rắc lên luống mạ một lớp dày khoảng 0.5cm để giúp mạ ấm chân và cứng cáp hơn và chống rét tốt hơn

– Những đêm lạnh có sương muối thì sáng dậy nên dùng que gạt sương đọng trên lá hoặc sử dụng bình chuyên dụng tưới nước để làm tan sương. Chú ý tuyệt đối là không được bón phân đạm cho mạ khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ 

chong-ret-cho-ma-xuan-4

– Hàng ngày càn kiểm tra ruộng mạ cũng như xem xét kỹ càng các luống mạ có được phủ kín nilon hay không và cần bổ sung nước kịp thười cho mạ khi bị cạn nước.

– Đặc biệt lưu ý cần che mạ đúng cách bằng nilon bởi khi che không đúng cách không những không chống rét được cho mạ mà còn tạo điều kiện cho những động vật khác xâm hại và phá hoại.

– Cần tránh trường hợp che nilon bệt xuống ruộng mạ bởi khi thời tiết giá lạnh sẽ hình thành sương đọng trên bề mặt nilon trũng và làm héo, chết mạ hay hình thành những đám mạ sinh trưởng kém.

– Cần lưu ý đến quá trình phát triển của luống mạ để bón phân phù hợp để tăng sức đề kháng cho cây mạ.

>>Xem thêm:

Qua cách chăm sóc và chống rét cho mạ xuân trên hi vọng sẽ giúp nhà nông chăm sóc mạ tốt nhất để tạo điều kiện hình thành nên những cây lúa có giá trị kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *