Tất tần tật về quy trình chống thấm vách tầng hầm

Tầng hầm là một trong những kiểu kết cấu đã không còn xa lạ với nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, với đặc trưng về vị trí dưới lòng đất, kiểu kết cấu này thường xuyên gặp phải tình trạng thấm dột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của công trình, tốn kém về chi phí sửa chữa mỗi năm cho chủ nhà. Vậy, một quy trình chống thấm vách tầng hầm triệt để cần gồm những yếu tố cơ bản nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Vật liệu chống thấm

Yếu tố đầu tiên, cũng là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quy trình chống thấm nào, chính là sử dụng vật liệu chống thấm một cách phù hợp nhất. Để chống thấm hiệu quả cho vách tầng hầm, bạn cần 2 loại vật liệu chính là băng cản nước và vừa chống thấm không co ngót. Với băng cản nước, bạn có thể lựa chọn sử dụng một số loại phổ biến như: Băng Cản Nước PVC SV250, Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2519,… Mặt khác, với vữa chống thấm, sản phẩm được tin dùng nhất hiện nay phải kể đến sika top seal 107. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm này một cách dễ dàng qua các cửa hàng vật liệu xây dựng.

chống thấm vách tầng hầm

2. Chuẩn bị bề mặt thi công 

Một yếu tố khác mà bạn cũng cần lưu ý trong quy trình chống thấm vách tầng hầm, chính là công tác chuẩn bị bề mặt thi công. Việc chuẩn bị bề mặt thi công đóng vai trò vô cùng quan trọng với kết quả hoàn thành lớp chống thấm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lớp chống thấm hoàn thiện cuối cùng. Ngoài ra, tác động đến cả độ bám dính của hóa chất chống thấm trên bề mặt vách. Quy trình chuẩn bị cho bề mặt thi công được chia làm hai công đoạn chính, bao gồm: công đoạn xử lý đối với bề mặt bê tông mới và với bề mặt bê tông cũ.

Đối với bề mặt bê tông mới, bao gồm đủ các bước: Điền khuyết, dặm vá, lấp lỗ rỗng, vệ sinh bề mặt.

Đối với bề mặt bê tông cũ, bao gồm các bước: Vệ sinh mảng bám, đất đá, rong rêu, mài dũa bề mặt, …

chống thấm vách tầng hầm hình 2

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm sân thượng: Giải pháp chống thấm sân thượng hoàn hảo

3. Thi công băng cản nước và thanh trương nở

Băng cản nước và thanh trương nở là hai loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi công chống thấm vách tầng hầm. Với việc sử dụng hai loại vật liệu này, bạn cần xác định rõ những vị trí cần tới  độ hiệu quả của nó. Một số vị trí cần được thi công băng cản nước và thanh trương nở phải kể đến là các vị trí như: mạch ngừng, cổ ống,… Lưu ý rằng, bạn chỉ nên thực hiện việc thi công thanh trương nở và băng cản nước ở các vị trí trên sau khi mới bắt đầu đổ bê tông đối với vách tầng hầm của công trình mới xây. Còn với những công trình cũ, bạn chỉ cần đục và làm sách các vị trí này theo đúng tiêu chuẩn là được. 

chống thấm vách tầng hầm hình 3

4. Pha trộn vật liệu và tiến hành thi công chống thấm

Để quy trình chống thấm vách tầng hầm đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lập kế hoạch về những vật liệu, dụng cụ mà mình cần sử dụng để thực hiện quy trình này, từ đó, tránh được những sự bất tiện không đáng có khi thiếu vật liệu hoặc dụng cụ trong quy trình thi công. 

Một số dụng cụ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị cho quy trình này là: Máy khuấy, thùng sạch, bay,…

Về vật liệu, bạn cần chuẩn bị lượng vật liệu đủ dùng cho bề mặt thi công. Ví dụ, với những vách tầng hầm đã hoàn thiện và đạt đến độ tuổi nhất định, bạn có thể thi công chống thấm cùng Sika Top Seal 107. Để tối ưu lớp chống thấm trên mặt vách, bạn hãy pha vật liệu này theo tỷ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất rồi sử dụng máy khuấy chuyên dụng để đạt được độ sệt như hồ dầu là có thể dùng. 
 
Về cơ bản, một quy trình chống thấm vách tầng hầm sử dụng loại vật liệu này bao gồm các lưu ý sau:

Thi công lớp Sika đầu tiên khi bề mặt đạt độ ẩm bão hòa.

Chờ lớp thứ nhất đông cứng sau 4 – 8h rồi mới tiếp tục tiến hành thi công lớp thứ 2.

Tiếp tục chờ đông cứng trong khoảng 24h đề hoàn thiện công trình. Trong quá trình chờ, bạn cần lưu ý cấp ẩm thường xuyên để tránh cho bê tông khô quá nhanh gây nứt vỡ.

chống thấm vách tầng hầm hình 4

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về quy trình chống thấm vách tầng hầm và những yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả của nó. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp được cho bạn những kiến thức cơ bản về phương án chống thấm cho vách tầng hầm nói riêng và và tổng hợp nói chung.

>> Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *