Tìm hiểu về ngành logistics, các vị trí công việc trong công ty logistics.

Trước khi học ngành logistics sâu hơn, bạn cần hiểu logistics là gì và logistics bao gồm những phần nghiệp vụ nào, các vị trí công việc trong các doanh nghiệp logistics, từ đó bạn sẽ định hướng được bản thân phù hợp với vị trí nào.

1.Logistics là gì?

Logistics là một khái niệm khá mới mẻ, có lẽ khó có ai định nghĩa được hết về logistics cũng như những dịch vụ logistics trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản “Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

2.Các vị trí công việc trong ngành Logistics.

Trong bất kì doanh nghiệp logistics nào, vị trí nhân viên kinh doanh logistics cũng đóng vai trò đầu tàu, cực kì quan trọng. Vị trí này có rất nhiều áp lực về việc chốt doanh số và đàm phán với khách hàng. Tuy vậy thu nhập của vị trí này khá cao, những ai có “tinh thần thép” sẽ rất thành công trong mảng này.

Cụ thể, nhân viên Kinh doanh làm những công việc sau:

Tìm kiếm khách hàng

Thương lượng và đàm phán

Xin giá từ hãng vận chuyển

Làm báo giá gửi KH

Theo dõi quá trình vận chuyển các lô hàng

Theo dõi quá trình thanh toán của KH

Giải quyết các vấn đề phát sinh với KH nếu có

Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong công ty

Nhân viên chứng từ: Đây là vị trí công việc trong ngành logistics rất phù hợp với các bạn nữ. Công việc không quá áp lực, không phải di chuyển nhiều bên ngoài như vị trí nhân viên hiện trường và mức thu nhập ổn định.

Công việc của nhân viên chứng từ gồm:

Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận kinh doanh

Liên hệ đại lý/hãng vận chuyển lấy booking

Liên hệ và gửi booking cho KH

Lấy hướng dẫn lập bill và làm bill gửi KH

Lấy xác nhận thông tin bill của KH và phát hành bộ bill gốc (copy)

Gửi bộ bill cho khách hàng

Theo dõi quá trình hàng đi/đến

Thông báo cho KH thông tin hàng đi/đến

Lập chi tiết thanh toán và chuyển kế toán phát hành hóa đơn VAT

Theo dõi và phối hợp cùng kế toán quá trình thanh toán của KH

Nhân viên hiện trường: công việc này phải đi lại nhiều, tiếp xúc với cơ quan công quyền, hải quan,…Cụ thể, công việc của nhân viên hiện trường gồm:
– Tập bộ chứng từ XK/NK từ KH
– Tư vấn cho KH bộ chứng từ XK/NK
– Liên hệ lấy bộ chứng từ XK/NK
– Khao báo và làm thủ tục XK/NK cho khách hàng
– Bố trí xe vận chuyển hàng cho KH
– Gửi thông tin cho các bộ phận liên quan đến lô hàng
– Tập hợp bộ chứng từ và gửi trả KH

Mong rằng với những thông tin về ngành logistics, những vị trí công việc trong ngành hữu ích với những bạn muốn làm việc trong ngành xuất nhập khẩu và logistics . Hiện nay hầu hết các trường đại học đều chưa có ngành học đào tạo tổng quan và thực tế để làm được các vị trí công việc trong ngành logistics. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ logistics, bạn nên tham gia khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu và Logistics tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế như Trung tâm Lê Ánh hay khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu Đại học Ngoại thương.

Chúc bạn thành công.
Nguồn https://daihocnongnghiep.com tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *