Cách ươm giống chè xanh đơn giản và hiệu quả nhất

Chè xanh đã là thức uống thân thuộc của người dân Việt Nam. Với hương vị thơm ngon cùng với lợi ích về sức khỏe, chè xanh đang được trồng phổ biến. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách ươm giống chè xanh hiệu quả nhất.

Đất trồng:

Đất trồng chè phải được làm sạch các mầm bệnh, điều này hết sức quan trọng. Nếu đất còn lại những mầm bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới cây chè khi phát triển.

Tiếp theo, trộn phân cùng với đất với tỷ lệ phù hợp để đất có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây chè.

Đất cần đạt độ Ph từ 4 – 6.

Ủ hạt

Đầu tiên, bà con cần chọn được những hạt chè chất lượng, không bị hư hỏng, nấm mốc để tỷ lệ nảy mầm được đảm bảo.

Chuẩn bị cát sạch (có thể dùng các loại cát trong xây dựng), không để sót các vật thể gây hại, trải đều thành luống. Tùy vào số lượng hạt cần ươm mà bà con trai theo kích thước phù hợp.

Tiếp đến, tưới nước lên luống rồi rải hạt chè xanh lên mặt luống. Cuosi cùng, bà con lấp thêm 1 lớp cát mỏng lên trên bề mặt luống và cung cấp nước đều đặn. Để tránh nắng trực tiếp cũng như giữ ẩm cho luống, cần thiết kế một giàn che lưới phía trên.

Nếu không đủ không gian để làm luống cát thì bà con có thể bỏ hạt vào một miếng vải và để ở vị trí ẩm ướt. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không đảm bảo tỷ lệ hạt nảy mầm, mầm sẽ dễ bị gãy. Bà con chỉ nên sử dụng cách này khi ươm với số lượng ít.

Tiến hành trồng chè

Đầu tiên, bà con tiến hành đào hố và rải một lớp vôi xuống hố, đợi 2 – 3 ngày để tiêu diệt hết nấm mốc và vi khuẩn, khi này mới có thể trồng chè được.

Tiếp theo, đặt bầu chè xuống hố sau đó lấp đất lại, bà con nên đè nhẹ để cây đứng vững. tủ thêm có khổ, phân xanh lên bề mặt xung quanh gốc chè. Phương pháp này giúp giữ ẩm cho gốc chè, vừa giúp cây có thêm chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.

Đến giai đoạn cây chè bắt đầu lớn, phát triển tốt và cứng cáp, bà con tiến hành cắt, tỉa ngọn để tạo điều kiện cho cây ra cành nhiều hơn. Thời điểm thích hợp nhất để tỉa cành và đầu mưa, giúp cây sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với chăm sóc, mỗi tháng bà con nên bón phân cho chè một lần, Nên phân chia để sử dụng phân hóa học và phân hữu cơ một cách hợp lý.

Sau thời gian 7 tháng, bà con đã có thể thu hoạch những lá chè để nấu những ấm chè thơm ngon. Ngắt chè cũng cần có kỹ thuật để chè có được hương vị trọn vẹn nhất. Hiện nay, các đồi chè rộng lớn đã thay đổi hình thức hái chè thủ công bằng phương pháp hái chè bằng máy hái chè công nghiệp. Phương pháp này giúp công việc thu hoạch chè trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm đi rất nhiều vất vả cho bà con nông dân.

Với những chia sẻ về cách ươm giống chè xanh trên đây, hi vọng bà con thực hiện thành công và có được thành phẩm chè ngon và tuyệt vời nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *