Màn hình IPS là gì? Ưu, nhược điểm ra sao?

Màn hình máy tính IPS hiện đang là công nghệ màn hình được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, màn hình IPS là gì, đặc điểm ra sao hay sở hữu những cải tiến đặc biệt nào vẫn đang là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn nhé.

 

1. Màn hình IPS là gì? 

IPS (In-plane Switching) là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. 

IPS – công nghệ màn hình được ưa chuộng trên thị trường hiện nay

Công nghệ màn hình IPS được phát triển với mục tiêu khắc phục những hạn chế của công nghệ TN – loại công nghệ được áp dụng rộng rãi trên màn hình LCD những năm thập niên 1980 và nửa đầu 1990. Công nghệ màn hình TN bấy giờ có góc nhìn hẹp và dễ bị sáng, màu sắc tái hiện còn hạn chế. 

Màn hình IPS được bắt đầu nghiên cứu cách đây hơn 40 năm. Sau nhiều giai đoạn phát triển, vào năm 1996, công ty Hitachi (Nhật Bản) đã chính thức hoàn thiện công nghệ này. Kể từ đó, nhiều công ty lớn trên thế giới cũng bắt đầu sử dụng công nghệ IPS cho các sản phẩm của mình. 

Về cơ bản, tấm nền IPS có cấu tạo tương đối giống với tấm nền LCD. Tuy nhiên, với tấm nền IPS, các lớp tinh thể lỏng (LC) được xếp thành hàng ngang, song song với lớp kính phân cực ở trên. Nhờ đó hạn chế được lượng ánh sáng tán xạ và đem lại góc nhìn rộng với chất lượng màu sắc tốt hơn. 

Các lớp tinh thể lỏng IPS được xếp song song thay vì vuông góc với lớp kính phân cực

Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, rất thích hợp cho các thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng màu sắc, hình ảnh.

Ngoài ra màn hình IPS còn đem lại góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện mà vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.

 

2. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ màn hình IPS

Cũng như những loại màn hình khác, công nghệ màn hình IPS cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Cùng điểm qua vài nét tối ưu và hạn chế này nhé. 

2.1. Ưu điểm

  • Màn hình có độ sáng, độ tương phản cao, chính xác.

  • Hình ảnh, màu sắc được tái hiện tự nhiên, chính xác, chân thực.

  • Góc nhìn rộng đến 178 độ, nhờ đó các chi tiết trên màn hình không bị biến đổi quá nhiều khi thay đổi góc nhìn. Do đó, với tivi sử dụng màn hình IPS, người dùng có thể ngồi xem từ nhiều góc mà không lo ngại bị ảnh hưởng đến trải nghiệm khi xem tivi.  

Màn hình IPS với chất lượng hình ảnh cải tiến so với màn hình TN 

 

  • Thời gian phản hồi được cải thiện với chất lượng tốt hơn

  • Không bị lòe sáng, nhòe hình hay xuất hiện của điểm ảnh khi chạm vào. Đây là điểm cải tiến quan trọng đối với việc kết hợp công nghệ màn hình IPS với các thiết bị cảm ứng như tablet, smartphone… 

Công nghệ màn hình IPS hạn chế hiện tượng lòe sáng khi chạm 

Nhờ những ưu điểm trên, công nghệ IPS ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thiết bị công nghệ như tivi, smartphone, máy tính bảng hay laptop. Đặc biệt trong công việc thiết kế đồ họa với yêu cầu về chất lượng màu sắc, hình ảnh cao, IPS càng được coi là một chuẩn màn hình cần sở hữu. 

 

2.2. Nhược điểm

IPS sử dụng đèn nền hắt sáng, do đó tỏa nhiệt và tiêu tốn điện năng nhiều hơn so với công nghệ TN truyền thống, khoảng 15%. Chi phí sản xuất tấm nền IPS cũng đắt hơn so với tấm nền TN.

Hiện nay, với sự xuất hiện của những màn hình công nghệ mới, IPS cũng gặp những sự cạnh tranh không nhỏ. Chẳng hạn, so với màn hình AMOLED của nhãn hàng Samsung, màn hình IPS còn một số điểm hạn chế như: kích thước màn hình IPS dày hơn so với AMOLED (vì cấu tạo màn hình AMOLED đơn giản hơn so với màn hình tinh thể lỏng IPS LCD). 

 

IPS còn vài nhược điểm hiện hữu khi so sánh với các màn hình công nghệ mới

 

Ngoài ra, khả năng chịu lực cơ học tác động lên của màn hình IPS cũng kém hơn so với màn hình công nghệ AMOLED. 

Bên cạnh đó, không phải mọi thiết bị sử dụng công nghệ màn hình IPS đều có khả năng hiển thị như nhau. Ở mỗi phân khúc các thiết bị sẽ được trang bị IPS với những chất lượng khác nhau. 

Chẳng hạn tivi với giá thành cao hơn sẽ đem lại trải nghiệm chất lượng hình ảnh, màu sắc tốt hơn so với tivi cũng được trang bị công nghệ IPS nhưng ở mức giá thấp hơn. Đó là vì các sản phẩm có giá thành rẻ hơn đã bị loại bỏ bộ điều khiển tấm nền LCD và đèn nền, khiến khả năng tái hiện hình ảnh bị giảm sút.

 

3. Các sản phẩm áp dụng màn hình IPS

Với những ưu điểm vượt trội, hiện nay, màn hình IPS được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị công nghệ như tivi, laptop, ipad, smartphone… của nhiều nhãn hàng, thương hiệu. 

 

Điện thoại từ nhà “táo khuyết” IPhone sở hữu màn hình IPS

 

Màn hình Tomko T2421F-IPS được trang bị công nghệ màn hình IPS

 

Tivi với công nghệ màn hình IPS cho ra chất lượng hình ảnh vượt trội, chân thực. 

 

4. Kết luận

Trên đây là thông tin tổng hợp về công nghệ màn hình IPS cùng những ưu, nhược điểm mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết với những thông tin trên https://tomko.com.vn/ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn các thiết bị công nghệ với chất lượng màn hình phù hợp. 

 

Có thể bạn quan tâm: 

>>> Nên Mua Cây Máy Tính Mới Ở Đâu Hà Nội

>>> Dấu Hiệu Dễ Nhận Biết Máy Tính Của Bạn Đang Bị Hacker Xâm Nhập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *