Tra cứu hóa đơn điện tử là một trong những công việc vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể xác định được các thông tin về bên phát hành hóa đơn, nhận định xem hóa đơn mình nhận được có hợp pháp, hợp lệ hay không, là hóa đơn thật hay giả, hình thức thanh toán trên hóa đơn có bắt buộc và nếu không có thì có được chấp nhận hay không…
Đối với người sử dụng hóa đơn còn có thể thông qua việc tra cứu hóa đơn để có những phương án xử lý đối với hóa đơn điện tử.
– Trường hợp hóa đơn thay thế: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết hóa đơn thay thế. Đồng thời hiển thị trạng thái MST người bán. Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp. Và trạng thái hóa đơn là “Là hóa đơn thay thế cho hóa đơn xác thực số…”.
– Trường hợp hóa đơn điều chỉnh: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết hóa đơn thay thế đồng thời hiển thị trạng thái MST người bán. Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và trạng thái hóa đơn là “Là hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn xác thực số…”.
– Trường hợp hóa đơn bị điều chỉnh: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết hóa đơn thay thế đồng thời hiển thị trạng thái MST người bán. Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và trạng thái hóa đơn là “Hóa đơn đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn xác thực số…”.
– Trường hợp hóa đơn xóa bỏ: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết hóa đơn thay thế đồng thời hiển thị trạng thái MST người bán. Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và trạng thái hóa đơn là “ Là hóa đơn xóa bỏ cho hóa đơn xác thực số…”.
Thông tin trên website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn. Được tập hợp từ các báo cáo, thông báo của các đơn vị phát hành hoá đơn (NNT và cơ quan Thuế). Theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Và thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn giúp NNT và các tổ chức, cá nhân khác. Có thể tra cứu được các thông tin về hoá đơn bao gồm: Đơn vị phát hành hoá đơn. Thời gian phát hành, thời gian hoá đơn có giá trị sử dụng và thông tin hoá đơn không còn giá trị sử dụng. (Là các hoá đơn của NNT ngừng hoạt động,. Hoá đơn đã báo mất, huỷ, xoá bỏ. Hoá đơn không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế). Các loại hóa đơn đặc thù (được ngành Thuế có văn bản cho phép phát hành không theo cấu trúc. Quy định tại thông tư 153/2010/TT-BTC) sẽ không có thông tin trên website này.
Các trường hợp nên tra cứu hóa đơn điện tử cụ thể như:
Trường hợp 1: Kiểm tra và tra cứu hóa đơn điện tử đã được phép sử dụng hay chưa (tra cứu sau 2 ngày từ ngày thông báo phát hành hóa đơn).
Trường hợp 2: Doanh nghiệp cần xác nhận tính hợp lệ/hợp pháp của hóa đơn điện tử trước khi hạch toán và kê khai hóa đơn.
Như vậy để tránh tối đa tình trạng sử dụng phải hóa đơn giải, hóa đơn chưa thực hiện việc thông báo phát hành, không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ… thì các doanh nghiệp khi nhận được hóa đơn cần phải tiến hành tra cứu hóa đơn để xác nhận rõ trạng thái của hóa đơn. Các mức xử phạt đổi với hành vi xử dụng hóa đơn trái pháp luật đều bị xử phạt nghiêm khắc và phải thực hiện nhiều các biện pháp nhằm khắc phục lại hậu quả. Do vậy, để tránh những sai sót không đáng có, các doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tra cứu hóa đơn, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được những nội dung quan trọng về việc tra cứu hóa đơn.
>> Cần phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội?
>> Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp những thuế gì?