Xây dựng hệ thống bài giảng Elearning có khó không?

Giáo dục ngày càng phát triển nên nhiều đơn vị tổ chức giáo dục đã chọn phương án giáo dục trên hệ thống Elearning và xây dựng hệ thống một cách bài bản nhất.

Các quy trình để xây dựng hệ thống Elearning

Bước đầu tiên cần phải xác định được mục tiêu và những kiến thức cơ bản của bài học. Khi xây dựng hệ thống Bài giảng Elearning, người thiết kế và thực hiện bài giảng cần đi theo một hệ thống kiến thức cơ bản nhất định có trong bài học, luôn luôn bám sát với chương trình học và kiến thức trong sách giáo khoa đạt chuẩn.

Hơn nữa, trước khi thiết kế được bài giảng trên hện thống Elearning cần phải nắm bắt trước được giáo trình, tìm hiểu kỹ về giáo trình và những tài liệu tham khảo khác để mở rộng và luôn luôn xác định được nội dung trọng tâm, cơ bản nhất. Nên chọn lọc những nội dung hay nhất, cơ bản nhất trong sách giáo khoa hay ở ngoài thực tế để đưa vào bài giảng để có thể đảm bảo được tính thống nhất trong môn học.

Bước tiếp theo cần phải xây dựng được kho tư liệu phục vụ bài giảng trên hệ thống Elearning. Đã chọn phương án giáo dục trên hệ thống thì giảng viên cần phải kết hợp với kỹ thuật viên xây dựng hệ thống bài giảng chất lượng nhất.

Để có thể xây dựng được một bài giảng trên hệ thống hay có thể lấy nguồn tư liệu từ phần mềm nào đó hoặc lấy trên Internet hoặc có thể xây dựng, thiết kế bài giảng Elearning bằng đồ họa trên các phần mềm của máy tính (Photoshop, Macromedia,….), bằng ảnh quét, ảnh chụp (quay video) hay cũng có thể cắt ghép hình ảnh, ghép nhạc, dựng nhạc.

Có rất nhiều phần mềm dạy học như thế nhưng nên chọn những phần mềm dạy học có sẵn và nên xử lý những tư liệu thu lại được để bài giảnh đạt chất lượng cao hơn. Khi đã đạt đủ các tư liệu cho bài giảng Elearning, nên sắp xếp lại thành một chuỗi tư liệu hợp lý nhất và nó sẽ là nền tảng để khi tìm kiếm sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng.

Xem thêm:

>>> Những phương pháp đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

Cần phải lựa chọn công cụ công nghệ để xây dựng bài giảng Elearning tốt nhất. Có nhiều phần mềm được sử dụng phổ biến như: Adobe Presenter, Lecture Marker,… nhưng nhiều người thường sử dụng Adobe Presenter bởi nó có thể kết hợp với PowerPoint. Để bài giảng trên hệ thống Elearning được phong phú hơn thì bài giảng cũng nên có nhiều hình ảnh (hình ảnh động), video và lồng ghép nhạc phù hợp với bài giảng.

Cuối cùng, cần phải chạy thử lập trình hệ thống vừa tạo và tổng kết. Nên chạy thử lại chương trình để có thể kiểm soát được lỗi và chỉnh sửa lại bài giảng trên hệ thống cho thật hoàn chỉnh. Sau đó kết thúc, tổng kết đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đặt ra để có thể có một bài giảng trên hệ thống Elearning ấn tượng nhất.

Cấu trúc và những tiêu chuẩn đánh giá bài giảng trên hệ thống Elearning

Đầu tiên cần phải có tên bài và tên tác giả, bản quyền và tạo tạo trang mục tiêu của bài giảng. Ở các trang thể hiện nội dung của bài giảng nên tạo câu hỏi tương tác và sử dụng nhiều hình ảnh, video, âm thanh phù hợp với bài giảng. Cần có thêm một trang tài liệu tham khảo và phần cuối là lời kết thúc và cám ơn.

Đánh giá về tiêu chuẩn xây dựng bài giảng Elearning: màu sắc không nên quá nhiều mày sặc sỡ, lòe loẹt, âm thanh nên tránh tiếng ồn ào, chữ không nên quá to hoặc quá nhỏ và không nên ghi quá nhiều chữ

Kỹ năng về Multimedia cần phải có âm thanh, video, hình ảnh minh họa. Có sử dụng những công nghệ như: công nghệ chuẩn Scorm, Aicc,…

LIÊN HỆ:

 [email protected]

 + (84) 902.166.331

 + (84) 24.3553.7796

Hà Nội: N5 khu D, ngõ 57 Láng Hạ

Website: https://oes.vn/

Xem thêm:

>>> Cách tăng tốc cho win 7 chỉ với vài thủ thuật nhỏ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *